SỔ TAY CÁN BỘ ĐOÀN

Wednesday, September 21, 2005

PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC TẬP HỢP LỰC LƯỢNG CÁN BỘ KHKT
TRẺ THAM GIA THỰC HIÊN NHIÊM VỤ ĐƠN VỊ CỦA ĐOÀN CƠ SỞ

Trong thời gian bước vào thế kỷ 21, đất nước ta đang có một cuộc chuyển biến mới, thực hiện công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đầu tư xây dựng cơ sở cho sự phát triển tương lai. Trong quá trình đó, việc xây dựng một đội ngũ cán bộ KHKT trẻ, vững về chuyên môn, giỏi về công tác tổ chức, là đoàn viên hoặc thanh niên ưu tú… là nhiệm vụ của tổ chức Đoàn các cấp.Đồng chí Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, trong bài phát biểu tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần 7 khóa 7, có nói: "…Phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng tài năng. Đó cũng là những biện pháp quan trọng tạo nên động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển của khoa học và công nghệ…"Việc phát hiện, tập hợp và tạo điều kiện phát triển lực lượng cán bộ KHKT - công nhân tay nghề cao trong độ tuổi thanh niên do Đoàn cơ sở thực hiện, có gắn về mục tiêu với chương trình khuyến học - khuyến tài mà Đại hội Đoàn thành phố lần 6 đã thông qua.
I.MỤC ĐÍCH -YÊU CẦU:
1. Tạo điều kiện - môi trường để đoàn viên, thanh niên phát huy sức sáng tạo của mình trong hoạt động KHCN của đơn vị một cách có tổ chức, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị.2. Bằng loại hình phương thức riêng, tổ chức Đoàn cơ sở tập hợp lực lượng cán bộ KHKT trẻ - công nhân trẻ tay nghề cao tham gia thiết thực hoạt động Đoàn.3. Bước đầu tạo hiệu quả kinh tế thực sự từ các hoạt động KHCN, tạo nguồn thu nhập chính đáng cho người lao động trẻ.4. Đạt được các yêu cầu sau:a) Là hoạt động thường xuyên của tổ chức Đoàn, theo định hướng hàng năm của khu vực; phù hợp với tình hình cụ thể của đơn vị (kế hoạch sản xuất - kinh doanh, quy trình công nghệ và thiết bị, lực lượng lao động, vật tư…)b) Phải được phối hợp có hiệu quả với chính quyền, thể hiện tính xung kích sáng tạo của Đoàn phát huy được năng lực kinh nghiệm của đoàn viên, thanh niên, tập hợp được sự hỗ trợ của những người đã qua tuổi thanh niên.c) Hoạt động KHCN của Đoàn trở thành một bộ phận trong kế hoạch sản xuất - kinh doanh của đơn vị.d) Kết quả hoạt động KHCN của Đoàn thanh niên đạt hai yếu tố:Tập hợp và phát huy được tính sáng tạo của đoàn viên, thanh niênTạo được hiệu quả kinh tế (trong đó có nguồn thu nhập chính đáng của đoàn viên, thanh niên).
II. QUY TRÌNH THỰC HIÊN:
Qua thực tế hoạt động KHCN ở các đơn vị trong thời gian qua, có thể tóm tắt quy trình tập hợp đội ngũ cán bộ KHKT trẻ - công nhân trẻ có tay nghề cao như sau:Bằng các loại hình của mình, cơ sở Đoàn thực hiện quy trình trên phù hợp điều kiện hoạt động của đơn vị. Bản chất của quá trình này là tổ chức Đoàn phát hiện và chăm sóc sự phát triển của năng khiếu trẻ, khơi gợi và bồi dưỡng sức sáng tạo của họ, tạo điều kiện hướng sức sáng tạo của họ vào mục tiêu thực hiện nhiệm vụ đơn vị, tổ chức cho họ tham gia các hoạt động do Đoàn Thanh niên tổ chức và quản lý .
1. Phát hiện những nhân tố tích cực* Hình thức : Thông qua các cuộc thi sáng tạo, thi năng khiếu, thi tay nghề … do Đoàn Thanh niên tổ chức (hoặc phối hợp tổ chức) định kỳ.* Mục tiêu : Phát hiện và lập danh sách những cá nhân trẻ có năng khiếu trong chuyên môn ( một hoặc nhiều năng khiếu) , có thể tham gia hoạt động KHCN* Đối tượng :+ Thi sáng tạo : cán bộ KHKT trẻ (cán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ, quản lý)+ Một số cuộc thi tay nghề: mở rộng cho mọi đối tượng trẻ.* Nội dung :+ Thi sáng tạo: kết quả phải là các sản phẩm sáng tạo của thanh niên, tiêu chuẩn đánh giá là tính mới và hiệu quả ( kinh tế - xã hội - kỹ thuật)+ Thi năng khiếu : kết quả là kỹ năng vượt trội của thanh niên, tiêu chuẩn đánh giá là độ chính xác, thời gian , vẻ đẹp.+ Thi tay nghề : kết quả đánh giá theo tiêu chuẩn bậc thợ của ngành, khuyến khích thể hiện kết quả trên mức hiện hành.
2. Tổ chức các loại hình do tổ chức Đoàn quản lý:* Hình thức : Các câu lạc bộ ( sáng tạo trẻ, KHKT trẻ, năng khiếu kỷ lục quốc gia …); các nhóm sáng tạo …* Mục tiêu : Tập hợp các nhân tố tích cực tham gia các hoạt động của Đoàn Thanh niên một cách có tổ chức.* Đối tượng : Các nhân tố đã được phát hiện, đoàn viên, thanh niên ham thích tham gia, một số thành viên không ở tuổi thanh niên nhưng có nhiều kinh nghiệm và ham thích tham gia* Nội dung: Vận động tham gia thực hiện các công trình thanh niên, dự án do Đoàn Thanh niên quản lý; tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ nâng cao kiến thức - kỹ năng và giao lưu.
3. Tạo điều kiện - môi trường để phát triển sức sáng tạo:* Hình thức : Thông qua tham gia thức hiện công trình thanh niên ; đề xuất sáng kiến, dự án tuyên truyền điển hình …* Mục đích : Tạo điều kiện để người sáng tạo trẻ khẳng định sức sáng tạo của mình; tạo điều kiện người sử dụng lao động biết đến khả năng của nhà sáng tạo trẻ; tạo điều kiện hợp tác thực hiện công trình.* Đối tượng : Những năng khiếu trẻ đã phát hiện nhà sáng tạo trẻ), tham gia vào công trình do họ đề xuất là đông đảo đoàn viên, thanh niên.* Nội dung : Thể hiện bằng các công trình, dự án, đề xuất cải tiến, thiết kế mới.
4. Bồi dưỡng - đào tạo nhân tố* Hình thức : Thông qua quá trình sinh hoạt các câu lạc bộ; tổ chức các lớp tập huấn - bồi dưỡng ngắn hạn, đề xuất cử đi đào tạo dài ngày; quỹ bảo trợ năng khiếu …* Mục đích : Tăng khả năng toàn diện của nhà sáng tạo trẻ; bồi dưỡng kiến thức tay nghề.* Đối tượng : Nhà sáng tạo trẻ; Đoàn viên thanh niên ham thích.* Nội dung : Bồi dưỡng kiến thức - kỹ năng; trao đổi kinh nghiệm, bảo trợ chăm sóc phát triển năng khiếu trẻ sáng tạo, xây dựng nguồn nhân lực.
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC
1. Ban chấp hành Đoàn cơ sở nên cử một Ủy viên Ban chấp hành, hoặc Ủy viên Thường vụ phụ trách công tác KHCN và chăm sóc phát triển tài năng - năng khiếu trẻ.
2. Thành lập nhóm sáng tạo, câu lạc bộ khoa học kỹ thuật hoặc ban khoa học kỹ thuật trực thuộc Đoàn cơ sở. Tùy quy mô đơn vị mà xây dựng hệ thống "chân rết" (ở các phân xưởng; các tổ sản xuất; xí nghiệp đơn vị trực thuộc ..)
3. Tổ chức Đoàn cử Ủy viên Ban chấp hành tham gia (tốt nhất làm vai trò thường trực) Hội đồng xét duyệt sáng kiến của đơn vị.4. Thực hiện các công trình lớn cần xây dựng Ban chỉ đạo công trình do đại diện Ban giám đốc đơn vị làm trưởng ban chỉ đạo, Bí thư Đoàn là thường trực Ban chỉ đạo.
IV. NHIÊM VỤ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHÊ CỦA ĐOÀN CƠ SỞ
1. Xây dựng chương trình hoạt động KHCN hằng năm của Đoàn, cụ thể hóa và bổ sung chương trìng hằng quý:- Bí thư Đoàn chịu trách nhiệm định hướng nội dung hoạt động; tạo mối liêh hệ phối hợp chính quyền để đảm bảo hoạt động.- Nội dung chương trình dựa vào nhiệm vụ xung kích của Đoàn Thanh niên tham gia thực hiện nhiệm vụ đơn vị.- Xây dựng các mô hình điểm và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác chỉ đạo ở cấp cơ sở.-Thực hiện tốt việc báo cáo kết quả hoạt động KHCN của Đoàn cơ sở theo định kỳ.
2.Tổ chức thực hiện hoặc hỗ trợ các công trình KHCN của thanh niên:- Tùy quy mô công trình (đơn vị, phân xưởng, tổ …) mà Đoàn cơ sở quyết định hình thức tham gia; hoặc cử cán bộ hỗ trợ tác giả trẻ thực hiện; hoặc phối hợp ban ngành hỗ trợ tạo điều kiện cho tác giả trẻ thực hiện.- Chú ý ở các công trỉnh quy mô toàn đơn vị: mời gọi sự tham gia, góp ý kiến tạo điều kiện hỗ trợ của các chuyên gia giỏi nghề ngoài lứa tuổi thanh niên, của Đảng uỷ, của Ban giám đốc.
3. Đề xuất nội dung, tổ chức các hoạt động KHCN khác cho đoàn viên, thanh niên đơn vị:- Tổ chức tham gia các cuộc thi sáng tạo cấp cơ sở, cấp ngành, cấp thành.- Tổ chức hội thảo chuyên đề; hội thi tay nghề …- Tổ chức thông tin công nghệ - bản tin khoa học kỹ thuật.- Tổ chức Đoàn viên thanh niên tham quan các đơn vị cùng ngành nghề.- Tổ chức đăng ký bảo hộ sáng kiến - cải tiến …
4. Phát hiện các sáng kiến của đoàn viên, thanh niên- Phát hiện sáng kiến (cải tiến thiết bị và công nghệ cũ; tiếp thu công nghệ mới) của đoàn viên, thanh niên và cả người không ở trong độ tuổi thanh niên, hỗ trợ tác giả xây dựng hồ sơ kỹ thuật, giúp diễn đạt ý tưởng sáng kiến đó.- Hỗ trợ (bằng nhiều hình thức) giúp nhà sáng tạo trẻ thực hiện thử nghiệm sáng kiến và nghiệm thu sáng kiến- Xây dựng hệ thống phát hiện và tập hợp sáng kiến. Cử đại diện tổ chức Đoàn tham gia Hội đồng xét duyệt sáng kiến của đơn vị.
V. MỐI QUAN HÊ TỔ CHỨC1
1.Trong các loại hình tổ chức tại đơn vị, ở các hoạt động mang nhiều nghiệp vụ chuyên môn nên mời đồng chí lãnh đạo phụ trách chuyên môn làm Trưởng Ban tổ chức và Bí thư Đoàn nên làm thường trực Ban tổ chức ( Phó ban thường trực hoặc uỷ viên thường trực)
2. Cần quan niệm công tác tổ chức (Ban tổ chức) không đồng nhất với công tác chuyên môn như giám khảo, xét duyệt đề tài, báo cáo viên khoa học (thuộc Hội đồng giám khảo, ban tư vấn, chuyên gia.).Từ đó cho thấy Bí thư Đoàn cần tham gia công tác tổ chức.
3.Với công tác sáng kiến - khen thưởng - thi tay nghề, lưu ý mối quan hệ phối hợp với công đoàn đơn vị để phát huy thế mạnh tổng hợp của hai tổ chức trong cùng đơn vị.
4. Với hoạt động có quy mô lớn, có giá trị cao, hoặc tổ chức liên đơn vị … nên tham khảo ý kiến của Đoàn cấp trên.
5. Về nghiệp vụ tổ chức, có thể trao đổi trước với Trung tâm Phát triển Khoa học & Công nghệ Trẻ - Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh - Điện thoại : 8234998 - E mail : khoahoctre@hcm.vnn.vn6. Chú trọng công tác truyền thông - tuyên truyền ( trong đơn vị và trên phương diện thông tin đại chúng) …