SỔ TAY CÁN BỘ ĐOÀN

Thursday, October 12, 2006

Đa mi vùng quê trù phú và thơ mộng

Tham quan lòng hồ Đa Mi

Trước đây con đường đi qua các xã Hàm Phú, Đông Tiến, Đông Giang, La Dạ và Đa Mi, của Hàm Thuận Bắc mùa mưa lầy lội, mùa nắng bụi mù giờ được thay bằng đường nhựa phẳng lì. Chạy xe máy trên đoạn đường này, cánh nhà báo từ Hà Nội lần đầu tiên đi thực tế không ngớt lời khen: phong cảnh hai bên đường thật tuyệt, cùng sự yên bình của vùng quê miền núi. Và họ càng thực sự ngạc nhiên khi Đa Mi thơ mộng hiện ra.

1 . Mới thành lập được 5 năm mà diện mạo xã miền núi Đa Mi đã khác hẳn. Tôi đến đây đã nhiều lần, nhưng mỗi lần đến lại thêm một cái mới, nhất là sự thay đổi về kinh tế - xã hội. Cánh rừng bạt ngàn màu xanh cây trái là sự góp
Thác 9 tầng
sức của gần 3.000 con người từ 61 tỉnh thành về đây lập nghiệp. Xã Đa Mi được thành lập năm 2001, khi điện Hàm Thuận - Đa Mi hòa vào lưới điện quốc gia. Ngày công trình khởi công xây dựng, hàng ngàn công nhân của mọi miền Tổ quốc về đây góp sức xây dựng. Khi công trình đi vào hoạt động, một số công nhân thấy nơi đây đất đai màu mỡ, phong cảnh hữu tình nên chọn làm quê hương thứ hai và ở lại lập nghiệp. Thế là từng vườn cây ăn trái mọc lên với đủ loại, mùa nào thức ấy. Mới đầu họ trồng các loại cây ăn trái tự phát, nhà nào có giống cây gì thì trồng cây đó, không tập trung một loại. Từ khi chính quyền xã thành lập, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, con nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật được áp dụng. Những vườn cây ăn trái được cải tạo trồng mới với nhiều loại có giá trị kinh tế cao. Từ thế mạnh và tiềm năng đất đai, sự định hướng phát triển kinh tế hộ và kinh tế trang trại đúng đắn của cấp ủy và chính chính quyền địa phương đã làm cho bộ mặt nông thôn chuyển biến rõ rệt. Đã có nhiều gia đình biết xây dựng mô hình kinh tế trang trại. Trường học, các công trình công cộng phục vụ cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội dần được mọc lên.
2 . Đêm Đa Mi, phố núi hiện ra thật thơ mộng. Đèn điện sáng trưng cả một góc núi, nhưng điều mà cánh nhà báo chúng tôi cảm nhận được là sự yên bình và không khí thật trong lành. Mới 9 giờ tối, trung tâm xã đã vắng bóng người qua lại. Ở xứ nóng lên mảnh đất giáp ranh với tỉnh Lâm Đồng này, không khí mát lạnh làm tôi nhớ lại mùa đông ở miền Bắc. Tối đắp chăn kín đầu mà vẫn thấy lạnh. Sáng dậy ra đường ai cũng mặc áo ấm. Không khí ban mai trong lành quyện với mùi thơm ngát hương hoa rừng và hoa cà phê làm tôi thấy nhẹ hẳn người. Lời chào buổi sáng thật tươi của chị chủ quán ven đường: “Các chú vào ăn sáng rồi đi tham quan lòng hồ Đa Mi”. Chuyện đi lòng hồ thì đơn giản thôi, ngồi trên chiếc xuồng lá của dân đánh cá trên hồ thì có thể tham quan lòng hồ đến mấy ngày cũng được. Nhưng dân thành phố lên đây thì phải chinh phục thác 9 tầng, thác Mây và thác Mưa. Anh Hải từng sống ở đây gần 10 năm nói với chúng tôi như vậy. Con đường tới thác 9 tầng dài 7 km tính từ đường lộ. Đường dốc đứng toàn đá to nhô lên khiến người đi bộ cũng phải “đánh võng”.
(Đọc tiếp)
Mạo hiểm rừng Đa Mi


Mạo hiểm rừng Đa Mi


Tầng 1 thác sương mù
Ẩn mình trong cánh rừng Đa Mi (Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) bạt ngàn là hồ thủy điện Đa Mi đẹp như một nàng công chúa, ngọn thác sương mù hùng vĩ, cao ngất, uốn lượn như con rồng bạc khổng lồ... Đầu tháng 4-2006, chúng tôi đã thực hiện chuyến khám phá Đa Mi bằng hành trình mạo hiểm của những người trẻ tuổi.

Xuyên rừng vào thác sương mù

Trời đã về chiều khi chúng tôi đến được hồ thủy điện Đa Mi rộng 625ha với rất nhiều hòn đảo nhỏ đẹp như bức tranh thủy mạc dần hiện ra trong ánh hoàng hôn huyền ảo.

Nơi lưu trú đêm đầu tiên của chúng tôi là “khách sạn ngàn sao” (sân bay dã chiến của nhà máy thủy điện) với tất cả dịch vụ phải tự lo. Đến thủy điện nhưng nơi hạ trại lại không có điện. Đêm xuống bốn bề tối đen như mực. Lửa bùng lên. Bất ngờ, Hoài Nhưỡng - bí thư chi đoàn xã Đa Mi - cùng một nhóm thanh niên xã vượt hơn 20km đường đèo vào thăm. “Lần đầu tiên có đoàn thành phố ở lại đêm đó. Hay tin bọn mình rủ nhau đi liền”, các bạn cho biết. Lời ca, tiếng hát vang theo tiếng đàn guitar chập chùng đêm rừng làm ấm lòng cả khách lẫn chủ.

Trời tờ mờ sáng, tiếng chim hót véo von gọi mọi người thức giấc. Một nhóm đi tắm hồ buổi sáng chuẩn bị sức khỏe cho một hành trình xuyên rừng. Nhóm khác thì chạy bộ khởi động đôi chân. “Hành lý phải thật gọn nhẹ!” - thông báo đưa ra chuẩn bị cho cuộc khám phá thác sương mù.

Cuộc hành quân xuyên rừng vào thác khoảng 5km theo đường mòn thử sức những đôi chân. Ngó xuống là vực sâu hun hút. Tôi theo toán hướng dẫn băng con đường khác tìm lối xuống chân thác. 100m dây chuyên dụng chỉ đủ là tay vịn xuống được lưng chừng thác. Không giống những thác hùng vĩ khác, thác sương mù mang một nét rất riêng: hai tầng thon thả đổ theo khe núi hẹp cao ngất như con rồng bạc khổng lồ ước chừng cả 100m. Những người dẫn đường cho biết đi vào mùa mưa hơi nước sẽ tung bụi mù, nên thác còn được gọi tên rất lãng mạn: thác Mưa bay. Ngay tại đây, chúng tôi đã dùng một bữa trưa dã ngoại cơm vắt muối mè thiệt ngon.

Lạc rừng!

Cuộc hành quân khám phá thác sương mù
13g, vẫn chưa tìm ra lối đi xuống chân thác an toàn, cả đoàn định bỏ cuộc thì anh Hoàng Quang Vinh, người từng tham gia khảo sát thiết kế xây dựng Nhà máy thủy điện Đa Mi và đã tìm ra ngọn thác này, vẫn quyết tâm đi tìm chân thác. “Có một đường khác xuống chân thác và về lại đường mới.

Sẽ ngắn hơn nhưng nguy hiểm gấp nhiều lần” - anh Ánh, người dẫn đường địa phương, cho biết. Đoàn chia tay, số đông đi về lối cũ. Còn lại ba người: anh Vinh, Khôi - SV du lịch - và tôi theo chân anh Ánh đi tìm chân thác. Lối mòn nhiều năm rồi không người đi đã bị lá cây khô phủ mất, chúng tôi cứ thế tuột theo triền núi. Tôi học được bài học đi rừng đầu tiên từ anh Vinh: “Tìm cây còn tươi bám vào, cây khô là rơi xuống vực toi mạng đấy”.

Trước dòng suối chia thành hai nhánh, anh Vinh đi một hướng, tôi và Khôi theo người dẫn đường đi một hướng. Đi một đoạn chỉ còn thấy chiếc giỏ đựng dây anh Ánh đeo giữa suối. Gọi to chỉ nghe tiếng đáp trả âm thanh vang vọng. Chúng tôi bắt đầu hoảng. Tiếng thác đổ nghe ầm ầm cũng gần lắm. “Đi tiếp về chân thác, sau đó tìm đường trở về”, Khôi bảo. Thôi cứ phó mặc số phận xem sao. Sợ nhất là lạc trong 30.000ha rừng Đa Mi mênh mông này. Hai đứa thống nhất xuôi theo dòng nước trở ra.

Gần đến ngã ba chỗ gặp suối, thấp thoáng bóng người đi đào con dúi. Đang chuẩn bị bước chân lên bờ thì bóng áo đỏ của anh Ánh xuất hiện. Hai đứa thở phào mà mặt... méo xẹo. Thì ra đoạn đường đi lên chân thác rất hiểm trở, anh đã để chúng tôi lại. “Có thêm một tầng thác thứ ba nữa nhưng rất nguy hiểm. Cả thảy thác cao hơn 120m”, anh Vinh cho biết.

...15g, trời đã tối sầm. Một cơn mưa rừng trút xuống. Trùm túi máy ảnh, sổ sách vào bao nilông, tôi đi trong mưa. 17g45, cả người lấm lem bùn đất, tôi xuất hiện trên chiếc xe ôm trở ra điểm hẹn, nhóm ở lại chờ mừng khôn xiết. Trao tôi ly nước mía ép với gừng tươi giải cảm, anh Vinh truyền kinh nghiệm: “Mưa rừng đầu mùa rất nguy hiểm”. Tôi lật sổ tay ghi chép những thông tin, kinh nghiệm quí báu về thiên nhiên.

(TTO)


Chinh phục thác ở Đa Mi



Cuối tuần, tạm xa thành phố với những xô bồ, náo nhiệt, cùng bạn bè làm một chuyến khám phá những ngọn thác hãy còn hoang sơ của núi rừng Đa Mi. Dân thành phố chinh phục được thác 9 tầng, thác Mây và thác Mưa ở vùng này chắc chắn bạn sẽ được công nhận "fan" của những người thích khám phá đấy.

Từ Ủy ban xã Đa Mi muốn lên thác 9 tầng phải đi bộ khoảng 7 cây số trên đường dốc đứng với những tảng đá to như những cái nấm khổng lồ nhô lên khiến cho bạn đi bộ nhưng có cảm giác như mình đang đánh võng. Hai bên đường, rừng cây rậm rạp với đủ loài hoa dại tỏa hương ngào ngạt. Thỉnh thoảng, bạn sẽ không thể cầm lòng, bỏ qua một nhánh lan rừng đang sực nức mùi thơm. Hương rừng quyện cùng gió mát làm bạn vơi ngay mệt mỏi vì phải đi bộ trên đoạn đường khá dài. Người ta gọi thác 9 tầng vì thác này nằm sâu trong rừng cây bạt ngàn, nó có 9 tầng như ruộng bậc thang. Nước từ đỉnh thác đổ xuống lạnh cứ như nước đá. Những tảng đá to, bằng phẳng như những chiếc phản tha hồ cho bạn vui chơi. Mang theo vài con cá lóc mua sẵn từ lòng hồ Đa Mi. Nướng trui, thêm một ít thức uống là có ngay một bữa tiệc giữa đại ngàn. Muốn uống bia "lắc-xê", có ngay. Chỉ cần ngâm bia dưới nước chảy từ thác xuống là không thua gì bia ở các nhà hàng mới lấy ra từ tủ lạnh. Uống bia ăn với cá lóc nướng chấm muối ớt bên dòng nước chảy róc rách thật thơ mộng. Ngủ một giấc bên bờ suối và dậy tắm suối, tiếp tục chinh phục thác Mây và thác Mưa. Thác Mây và thác Mưa cách thác 9 tầng khoảng 3 cây số. Hai thác này nằm kề nhau và hùng vĩ hơn thác 9 tầng. Từ độ cao đổ xuống, đứng cách xa cả chục mét mà nước cứ bắn lên như mưa, chính vì vậy mà có tên là thác Mưa. Thác Mây là do sức nước đổ từ trên cao xuống và bụi nước tung lên trắng xóa, nhìn như từng dải mây trời nên người ta gọi là thác Mây. 2 thác này không có mặt phẳng như thác 9 tầng nên người ta chỉ đến thăm quan chứ không ở lại lâu. Chính vì thế mà nó còn hoang sơ. Thử cùng bạn bè chinh phục nhóm 3 ngọn thác kỳ vĩ nhưng hết sức thơ mộng của Đa Mi, chắc chắn người khó tính đến đâu, bạn cũng không thể không thốt lên giữa núi rừng: ôi, thật tuyệt.

Đa mi vùng quê trù phú và thơ mộng

Tham quan lòng hồ Đa Mi

Trước đây con đường đi qua các xã Hàm Phú, Đông Tiến, Đông Giang, La Dạ và Đa Mi, của Hàm Thuận Bắc mùa mưa lầy lội, mùa nắng bụi mù giờ được thay bằng đường nhựa phẳng lì. Chạy xe máy trên đoạn đường này, cánh nhà báo từ Hà Nội lần đầu tiên đi thực tế không ngớt lời khen: phong cảnh hai bên đường thật tuyệt, cùng sự yên bình của vùng quê miền núi. Và họ càng thực sự ngạc nhiên khi Đa Mi thơ mộng hiện ra.

1 . Mới thành lập được 5 năm mà diện mạo xã miền núi Đa Mi đã khác hẳn. Tôi đến đây đã nhiều lần, nhưng mỗi lần đến lại thêm một cái mới, nhất là sự thay đổi về kinh tế - xã hội. Cánh rừng bạt ngàn màu xanh cây trái là sự góp
Thác 9 tầng
sức của gần 3.000 con người từ 61 tỉnh thành về đây lập nghiệp. Xã Đa Mi được thành lập năm 2001, khi điện Hàm Thuận - Đa Mi hòa vào lưới điện quốc gia. Ngày công trình khởi công xây dựng, hàng ngàn công nhân của mọi miền Tổ quốc về đây góp sức xây dựng. Khi công trình đi vào hoạt động, một số công nhân thấy nơi đây đất đai màu mỡ, phong cảnh hữu tình nên chọn làm quê hương thứ hai và ở lại lập nghiệp. Thế là từng vườn cây ăn trái mọc lên với đủ loại, mùa nào thức ấy. Mới đầu họ trồng các loại cây ăn trái tự phát, nhà nào có giống cây gì thì trồng cây đó, không tập trung một loại. Từ khi chính quyền xã thành lập, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, con nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật được áp dụng. Những vườn cây ăn trái được cải tạo trồng mới với nhiều loại có giá trị kinh tế cao. Từ thế mạnh và tiềm năng đất đai, sự định hướng phát triển kinh tế hộ và kinh tế trang trại đúng đắn của cấp ủy và chính chính quyền địa phương đã làm cho bộ mặt nông thôn chuyển biến rõ rệt. Đã có nhiều gia đình biết xây dựng mô hình kinh tế trang trại. Trường học, các công trình công cộng phục vụ cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội dần được mọc lên.
2 . Đêm Đa Mi, phố núi hiện ra thật thơ mộng. Đèn điện sáng trưng cả một góc núi, nhưng điều mà cánh nhà báo chúng tôi cảm nhận được là sự yên bình và không khí thật trong lành. Mới 9 giờ tối, trung tâm xã đã vắng bóng người qua lại. Ở xứ nóng lên mảnh đất giáp ranh với tỉnh Lâm Đồng này, không khí mát lạnh làm tôi nhớ lại mùa đông ở miền Bắc. Tối đắp chăn kín đầu mà vẫn thấy lạnh. Sáng dậy ra đường ai cũng mặc áo ấm. Không khí ban mai trong lành quyện với mùi thơm ngát hương hoa rừng và hoa cà phê làm tôi thấy nhẹ hẳn người. Lời chào buổi sáng thật tươi của chị chủ quán ven đường: “Các chú vào ăn sáng rồi đi tham quan lòng hồ Đa Mi”. Chuyện đi lòng hồ thì đơn giản thôi, ngồi trên chiếc xuồng lá của dân đánh cá trên hồ thì có thể tham quan lòng hồ đến mấy ngày cũng được. Nhưng dân thành phố lên đây thì phải chinh phục thác 9 tầng, thác Mây và thác Mưa. Anh Hải từng sống ở đây gần 10 năm nói với chúng tôi như vậy. Con đường tới thác 9 tầng dài 7 km tính từ đường lộ. Đường dốc đứng toàn đá to nhô lên khiến người đi bộ cũng phải “đánh võng”.